Hỏi đáp

 

1.Đại học mở là gì ? Tại sao gọi là đào tạo mở ?

2.Chất lượng đào tạo Tin học tại Đại học Mở được đảm bảo như thế nào ?

3.Học trực tuyến là gì ?

4.Có gì khác nhau giữa Kỹ sư Tin học đào tạo theo chương trình của Khoa Công nghệ Tin học - Đại học Mở Hà Nội với Kỹ sư, cử nhân Tin học đào tạo ở các trường Đại học khác ? 

5.Có thể tự học Tin học được không ? Học như thế nào ?
 

Đại học mở là gì ? Tại sao gọi là đào tạo mở ?

  Đào tạo mở (open learning ) là một hình thức đào tạo nhằm tạo điều kiện cho mọi người, mọi đối tượng trong xã hội, thực hiện phương châm học tập suốt đời (life long learning).        

- Khái niệm “mở” có các ý nghĩa :  
  + Mở về đối tượng : cho mọi lứa tuổi, mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội.  
  + Mở về không gian : với phương thức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, đào tạo qua truyền thanh, truyền hình, ...Học viên không cần tập trung về một số đô thị, trường học nào đó mà có thể vừa tham gia công việc hàng ngày vừa học tập.
  + Mở về thời gian : Học viên không phải bắt buộc học đúng giờ học, buổi học mà có thể tự bố trí thời gian. Có thể học một thời gian rồi tạm nghỉ sau đó tiếp tục.  
  + Mở về nội dung và trình độ : Học viên có thể tuỳ chọn
Học theo một chương trình đào tạo chuẩn để dự thi quốc gia lấy bằng tốt nghiệp: trung học, cao đẳng, đại học, trên đại học. 
Học một môn học, một số chương trình nhằm nâng cao hiểu biết, thoả mãn sở thích (học để biết).

Chất  lượng đào tạo Tin học tại Đại học Mở được đảm bảo như thế nào ?

Hệ đào tạo Chính qui và Tại chức của Khoa Công nghệ Tin học - Đại học Mở Hà Nội thực hiện nghiêm túc mọi qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo Đại học hệ Chính qui:
          Thi tuyển sinh quốc gia
          Chương trình, giáo trình đầy đủ thường xuyên cập nhật
          Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại: 10 Sv/1 máy tính, 4 mạng LAN và 3 cổng kết nối Internet
*Ưu điểm đặc biệt của đào tạo ở Khoa Công nghệ Tin học là:
          1. Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Ở các năm cuối có sự tham gia của các chuyên gia đang làm việc trong các công ty Tin học đến tham gia giảng các chuyên đề, hướng dẫn thực tập.
          2. Ngoài chương trình cơ bản, các chương trình chuyên đề thường xuyên cập nhật, bám sát nhu cầu thị trường cho phép Sinh viên tiếp cận sớm với công nghiệp và xã hội.
          3. Công tác quản lý đào tạo chặt chẽ nghiêm túc, do vậy thống kê của Dự án Đại học đã thông báo:
+ Năm 1999: 93% Sinh viên tốt nghiệp của Khoa CNTH - ĐHM có việc làm phù hợp      
+ Năm 2000: 95,86% có việc làm phù hợp.
Căn cứ vào cơ sở vật chất và khả năng đào tạo của Khoa, năm 2002-2003 Bộ GDĐT đã giao cho Khoa 10% (400/4000) Sinh viên Ngành Công nghệ Thông tin trong số chỉ tiêu của các Trường Đại học Công lập trên toàn quốc.    
Hệ Đào tạo Từ xa:
Mới bắt đầu đào tạo đến năm thứ hai (hệ 5 năm) cho nên chưa thể kết luận về chất lượng 
- Các biện pháp tối ưu của Khoa để nâng cao chất lượng:
+ Sử dụng công nghệ đào tạo tiên tiến: phần mềm tự học, đào tạo trực tuyến.
+ Tăng cường thực hành, thực tập cho Sinh viên với khối lượng xấp xỉ hệ chính qui.
+ Giành đội ngũ giáo viên tốt nhất để hướng dẫn, phụ đạo.
+ Tổ chức thi (có học phần) khách quan, chặt chẽ nhất. Tỷ lệ Sinh viên đạt trong mỗi kỳ thi học phần tuy thấp nhưng những ai đã thi đạt thì chất lượng học tập học phần đó hoàn toàn đáng tin cậy. 
            


 
Học trực tuyến là gì ?
Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máy tính và Internet.

- Trong loại hình học tập truyền thống (hay còn gọi là học tập mặt đối mặt, học viên trực tiếp nhận thông tin ( bài giảng ) ) từ giảng viên. Một yếu tố rất  quan trọng trong quá trình dạy và học là các giao tiếp hai chiều giữa thầy - trò, trò - bạn với các học viên tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình...học viên thiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều đó.
- Học tập trực tuyến hay học tập trên mạng ra đời nhằm tạo ra yếu giao tiếp hai chiều giữa học viên với giáo viên "ảo" và trao đổi với các đồng học "ảo" qua mạng máy tính hoặc Internet.
- Học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học viên, hỗ trợ học viên tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo viên.
- Mới ra đời trong vòng một thập kỷ qua, đến nay học trực tuyến đã là một loại hình học tập rất phổ biến trên toàn thế giới, không những chỉ có tác dụng hỗ trợ cho học viên tự học, học viên đào tạo từ xa mà còn rất bổ ích cho học viên đang học tập trên lớp theo loại hình đào tạo truyền thống. 
          

Có gì khác nhau giữa Kỹ sư Tin học đào tạo theo chương trình của Khoa Công nghệ Tin học - Đại học Mở Hà Nội với Kỹ sư, cử nhân Tin học đào tạo ở các trường Đại học khác ?   

Tin học cũng như Toán học, Vật lý học, Hoá học, ...là một ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng của nó.
- Danh hiệu Cử nhân là một học vị được nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định dùng để gọi những người tốt nghiệp hệ đào tạo Đại học (từ 4 năm trở lên ) bất kể thuộc ngành nào, trường nào.
- Tuy nhiên đối với một số chuyên ngành đã có danh hiệu truyền thống quen được sử dụng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho phép gọi người tốt nghiệp Đại học thuộc các chuyên ngành đó bằng tên gọi truyền thống chẳng hạn như tốt nghiệp Đại học ngành Y vẫn gọi là Bác sỹ, ngành Dược vẫn gọi là Dược sỹ, ngành Kiến trúc vẫn gọi là Kiến trúc sư, ...còn các ngành Công nghệ vẫn gọi là Kỹ sư, Kỹ sư Điện, Kỹ sư Xây dựng, Kỹ sư Cơ khí, Kỹ sư Tin học,...Không có sự phân biệt về cấp bậc, trình độ đào tạo giữa Kỹ sư và Cử nhân.
- Tuy nhiên trong lĩnh vực đào tạo, mỗi trường Đại học, mỗi Khoa Chuyên ngành có thể có mục tiêu đào tạo, truyền thống đào tạo có những điểm khác nhau: có những nơi đào tạo thiên về nghiên cứu lý thuyết và phát triển chiều sâu của ngành khoa học, có những nơi đào tạo thiên về nghiên cứu các ứng dụng hoặc kỹ năng thực hành của ngành khoa học đó trong một số lĩnh vực cụ thể...
- Khoa Công nghệ Tin học có mục tiêu chủ yếu là đào tạo những người nghiên cứu phát triển các ứng dụng của Tin học trong các lĩnh vực Kinh tế, xã hội và đời sống.
  Khoa có 2 chuyên ngành đào tạo: Tin học quản lý (TQ) và Toán -Tin học ứng dụng (TP).
  Kỹ sư Tin học đào tạo ở Khoa CNTH đòi hỏi có kiến thức cơ bản sâu sắc về Tin học và đặc biệt phải am hiểu và có kỹ năng thực hành thành thạo trong nghiên cứu ứng dụng Tin học vào các lĩnh vực quản lý Kinh tế, Kế toán tài chính, quản lý Xã hội, quản lý Sản xuất...(TQ) cũng như các ứng dụng trong kỹ thuật, công nghiệp và trong các ngành Khoa học kỹ thuật khác (TP).
                  

Có thể tự học Tin học được không ? Học như thế nào ?

Tất nhiên là có thể. Hầu hết các nhà Tin học hàng đầu trong nước và trên thế giới hiện nay đều trưởng thành chủ yếu qua quá trình tự học, tự đào tạo
- Trước hết bạn phải có (của mình hoặc được phép sử dụng) ít nhất là một máy tính cá nhân có cấu hình phù hợp với các học phần, môn học mà mình định học và có giáo trình chi tiết về các học phần đó - nên sử dụng các tập giáo trình, bài giảng biên soạn dành cho người tự học, học viên từ xa thì phù hợp hơn vì trong đó có đủ các phần hướng dẫn cách tự học, cách ôn tập và tự kiểm tra kiến thức.
- Hiện nay đã có nhiều phần mềm tự học cho hầu hết các học phần chủ yếu của chương trình Trung học (Kỹ thuật viên) và Đại học ngành Tin học dùng cho máy tính cá nhân.
- Nếu bạn có điều kiện truy cập Internet thì sẽ tìm được nhiều website trong đó có hướng dãn học tập một số học phần và có nhiều website chuyên thực hiện đào tạo trên mạng có thể hỗ trợ bạn rất nhiều.
- Điều quan trọng nhất trong tự học là phải có ý chí, có quyết tâm cao và hết sức kiên trì.
  Chúc bạn thành công trong việc tự học Tin học !           

Đầu trang

 

© 2002 Khoa Công Nghệ Tin học - Đại học Mở Hà Nội